Saturday, August 18, 2018

HOÀN THIỆN CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1

HOÀN THIỆN CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1
                                                                                                                    Ths. Nguyễn Thị Ngọc Điệp
                                                                                                             Trường Đại học Mở TP.HCM
Tóm tắt:
Ứng dụng excel trong giảng dạy chuyên ngành kế toán là một công cụ rất cần thiết và hữu ích cho cả người dạy, người học và những ai có nhu cầu sử dụng và ứng dụng vào chuyên ngành kế toán hiện nay. Việc giảng dạy môn học này luôn được các trường Đại học quan tâm trang bị cho người học trước khi ra trường. Trong phạm vi bài viết này tác giả phân tích ưu và nhược điểm của cơ sở dữ liệu hiện hành và đề xuất mô hình xây dựng cơ sở dữ liệu mới đáp ứng nhu cầu trình bày thông tin trên báo cáo tài chính
Từ khóa: cơ sở dữ liệu, báo cáo tài chính, hệ thống thông tin kế toán 1.
  1. Đặt vấn đề:
Việc giảng dạy môn hệ thống thông tin kế toán 1 còn nhiều hạn chế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Tổ chức cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được bản chất kinh tế của các giao dịch kinh tế. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức). Theo nguyên tắc này, kế toán cần phải đưa ra xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá và nhận biết bản chất của giao dịch, từ đó ghi nhận trong báo cáo tài chính một cách phù hợp. Vì vậy cần phải tổ chức cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng chế độ kế toán hiện hành.
  1. Phân tích ưu điểm của cơ sở dữ liệu hiện hành
·         Giao diện dễ nhìn, thuận tiện trong việc kết xuất dữ liệu.
·         Sử dụng hàm đơn giản.
·         Không cần mã hóa chi tiết tài khoản các cấp.
  1. Phân tích nhược điểm của cơ sở dữ liệu hiện hành
·         Còn kết hợp nhiều thao tác thủ công để lập ra BCTC, ví dụ trong BCKQKD, BCLCTT.
·         Chưa theo dõi được các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn, dài hạn …. tại thời điểm lập BCTC.
·         BCLCTT không theo dõi được từng hoạt động, đặc biệt các trường hợp giả thu, giả chi chưa tin học hóa, ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá.

·         BCKQKD chưa trình bày được số thuần đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Khi tính thuế TNDN hiện hành không thể mã hóa cho các khoản chi phí không được trừ.
·         Kết quả tính toán giữa hàm sumif và Dsum chưa giống nhau, hàm sumif còn kết hợp nhiều thao tác thủ công
  1. Một số đề xuất
Tạo cấu trúc bảng DMTK mới
Khai báo tài khoản trên bảng danh mục tài khoản
TK 121, 128 cần khai báo TK chi tiết để phân loại các khoản mục thích hợp tại ngày lập BCTC.
TK 131 cần khai báo TK chi tiết để phân loại nợ phải thu ngắn hạn, nợ phải thu dài hạn, chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh, đầu tư.
TK 1388 cần chi tiết cho từng hoạt động như kinh doanh, đầu tư, tài chính nằm phục vụ cho việc trình bày trên BCLCTT.
TK 331 cần chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh, đầu tư, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn.
TK 33311 cần chi tiết hoạt động kinh doanh, đầu tư
Tài khoản 338, cần chi tiết 3382, 33838, 3384, 3386.
Tài khoản 3412 cần chi tiết ngắn hạn, dài hạn
TK 413 cần chi tiết TK 4131 và 4132
TK 515 cần khai báo chi tiết 5151, 5152, 5153, 5154
Đối với TK 635 cần chi tiết như sau:
Các khoản chi phí không được trừ cần khai báo cụ thể như: TK 6428K, 6418K
TK 711 cần chi tiết hoạt động kinh doanh, đầu tư hay thanh lý riêng để phục vụ việc trình bày số thuần khi lập BCTC đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán.
TK 811 cần chi tiết riêng hoạt động thanh lý, nhượng bán.
Trình bày thông tin trên BCTC: (các công thức xem trên file đính kèm)
Bảng cân đối kế toán: trình bày được thông tin đúng bản chất giao dịch (xem file cơ sở dữ liệu đính kèm)
Báo cáo kết quả kinh doanh: trình bày được số thuần đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ và xác định được các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN (xem file đính kèm)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: trình bày chính xác dòng tiền của từng hoạt động, đặc biệt là giả thu, giả chi.

  1. Kết luận
Như vậy để trình bày đúng bản chất của báo cáo tài chính, cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo hướng mã hóa chi tiết các tài khoản ảnh hưởng đến phân loại tài sản, nợ phải trả thành ngắn hạn, dài hạn cũng như việc tạo cấu trúc bảng danh mục tài khoản.
Tài liệu tham khảo
  1. Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 -Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

No comments:

Post a Comment

Ứng dụng hóa đơn điện tử vào doanh nghiệp ở Việt Nam – góc nhìn từ các nhà cung cấp giải pháp phần mềm.

Ứng dụng hóa đơn điện tử vào doanh nghiệp ở Việt Nam – góc nhìn từ các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. TS. Vũ Quốc Thông Khoa Kế toán...