Thursday, January 10, 2019

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện nghiên cứu khoa học sinh viên


Chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện nghiên cứu khoa học sinh viên

Th.S Nguyễn Hoàng Phi Nam
Khoa KT-KT
Đại học Mở TP. HCM

Dẫn nhập

Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKH SV) nhằm giúp cho sinh viên trang bị những kỹ năng cần thiết ngoài những kiến thức và kỹ năng được trang bị trong các môn của chương trình đào tạo. Do đó, đây là hoạt động mang tính bổ sung thiết yếu cho sinh viên nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc cũng như trong công việc nghiên cứu khoa học sau này.
Ngoài ra, nghiên cứu khoa học sinh viên là một trong những hoạt động được Nhà trường quan tâm và khuyến khích. Đặc biệt, hoạt động này được Nhà trường ghi nhận là một hoạt động nằm trong khung đánh giá giảng viên vào cuối mỗi năm học. Do đó, việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động này là điều cần thiết đối với giảng viên.


Từ khóa: sinh viên, nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm.


1.      Phát triển phong trào NCKH SV của Khoa Kế toán – Kiểm toán:
1.1    Lợi ích từ NCKH sinh viên:
v Đối với sinh viên:
Ngoài việc sinh viên nhận thù lao khi thực hiện đề tài NCKH, thì trong quá trình thực hiện đề tài NCKH SV, các em sẽ được trao dồi và phát triễn các kỹ năng như: kỹ năng viết, kỹ năng tự nghiên cứu, kỹ năng đọc hiểu tiếng anh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự trình bày…Với sự phát triễn của các kỹ năng này, sinh viên sẽ hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình học tập và sẽ tự tin hơn khi đi xin việc, đi làm và học Cao học.
Việc thực hiện đề tài NCKH còn giúp sinh viên rèn luyện tác phong làm việc theo lịch trình do giảng viên đề ra, giúp các em hình thành tư duy luôn hoàn thành công việc được giao theo đúng thời gian đề ra. Thời gian thực hiện đề tài NCKH cũng là thời gian thử thách sinh viên với áp lực từ việc hoàn thành khối lượng khá lớn công việc được giao đồng thời còn phải dành thời gian học các môn học trên lớp. Điều này giúp các em rèn luyện áp lực công việc, từ đó có cách sắp xếp thời gian hợp lý hơn để hoàn thành tất cả các công việc.
Ngoài ra, nếu đoạt được giải thưởng từ khuyến khích trở lên, sinh viên sẽ được nhận bằng khen của Trường, điều này giúp cho hồ sơ xin việc trở nên “sáng sủa” hơn.
v Đối với giảng viên:
Trong quá trình hướng dẫn sinh viên NCKH, giảng viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực NCKH. Đồng thời, quá trình này cũng giúp cho giảng viên tìm ra được những hướng đi mới từ các nghiên cứu đang thực hiện, điều này sẽ giúp cho các giảng viên tìm được đề tài thích hợp để viết bài đăng tạp chí khoa học, nâng cao điểm NCKH.
v Đối với Khoa:
Hoạt động NCKH sinh viên được Nhà trường khuyến khích và được Khoa xác định là một trong những hoạt động quan trọng. Việc phát triễn hoạt động này giúp Khoa có thêm sân chơi bổ ích và thiết thực cho sinh viên, góp phần tạo ra giá trị gia tăng trong việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
1.2    Một số vấn đề hạn chế trong quá trình thực hiện:
v Lựa chọn sinh viên tham gia NCKH:
Việc lựa chọn sinh viên tham gia NCKH sẽ quyết định đến chất lượng bài NCKH, do đó, khâu tuyển chọn SV cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng để có thể chọn ra những SV đủ khả năng, có đam mê và sẵn sàng với những thử thách khó khăn.
Tuy nhiên, hiện nay công tác tuyển chọn SV NCKH vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng SV đăng ký tham gia còn khá ít khiến cho công việc sàn lộc hầu như là không có.
SV tham gia NCKH thông thường đăng ký theo từng cá nhân riêng lẻ, không tự lập nhóm trước khi đăng ký, do đó giảng viên hướng dẫn thường gộp các SV riêng lẻ thành nhóm. Điều này có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm vì các bạn không hiểu nhau.
Thời gian khen thưởng cho sinh viên NCKH đạt thành tích (giấy khen) thường khá trễ so với thời điểm công bố kết quả và không ấn định ngày cụ thể trong năm. Điều này gây khó khăn cho các giảng viên phụ trách triễn khai hoạt động NCKH hàng năm.

v Lựa chọn đề tài:
Việc lựa chọn đề tài hiện nay thông thường là do giảng viên gợi ý mà không xuất phát từ ý tưởng của các sinh viên. Điều này gây khó khăn trong việc truyển tải những kiến thức mới, lạ cho sinh viên vì đa số đề tài như vậy là hơi khó đối với sinh viên. Ngoài ra, việc lựa chọn đề tài không do chính ý tưởng của mình sẽ không gây nhiều quyết Tâm cho sinh viên khi thực hiện.
v Đạo đức trong NCKH:
Hiện nay, các đề tài NCKH SV chưa được kiểm tra nhiều về mức độ đạo văn. Đạo văn là điều cực kỳ quan trọng trong NCKH, đặt biệt là ở cấp độ sinh viên, các em cần phải được dạy nhiều về đạo đức trong NCKH, đạo đức trong việc tôn trọng tác quyền để sau này các em có thể trở thành những người làm việc có đạo đức trong nghề nghiệp.
v Tiêu chuẩn trong việc đánh giá bài NCKH SV
Vấn đề được xem là cũng gây khó khăn nhiều trong quá trình triễn khai NCKH SV là việc xây dựng tiêu chuẩn trong việc đánh giá bài NCKH SV.
Hiện nay, khi đánh giá xếp hạng bài NCKH SV, Khoa kế toán kiểm toán chủ yếu dựa vào Kế hoạch số 931/KH-ĐHM để đánh giá, cụ thể như sau:
STT
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
1
Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài
10
2
Mục tiêu đề tài
15
3
Phương pháp nghiên cứu
15
3
Nội dung khoa học
35
5
Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
15
6
Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài
5
7
Điểm thưởng (cố công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước)
5

Cộng
100

Tuy nhiên, các tiêu chí trên vẫn còn chung chung, chưa đi chi tiết, điều này gây khó khăn cho Hội đồng trong việc đánh giá xếp loại đề tài NCKH. Và điều này có thể dẫn đến cảm tính và khiến cho sinh viên hiểu nhằm là việc đánh giá không công bằng, gây tác động xấu đến phong trào NCKH SV của khoa.
2.      Đề xuất qui trình triển khai NCKH SV tại Khoa Kế toán – Kiểm toán:
Dựa vào qui định về kế hoạch triển khai hoạt động SV NCKH cũng như kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện hướng dẫn một số đề tài, tôi xin đưa ra qui trình và cách thực hiện việc hướng dẫn SV NCKH như sau:
2.1 Thời gian bắt đầu triển khai:
Theo thông báo về kế hoạch triễn khai của Trường hàng năm thì thông thường rơi vào giữa tháng 7. Tuy nhiên để chủ động hơn về mặt thời gian, Khoa chúng ta nên triễn khai sớm hơn thời điểm này. Cụ thể là vào thời điểm Trường phát giấy khen cho những SV đặt thành tích tốt, lúc đó giảng viên phụ trách NCKH sinh viên sẽ tổ chức một buổi gặp gỡ SV để phổ biến về hoạt động này, đồng thời tuyên dương, khen thưởng, phát giấy khen cho các SV có thành tích tốt nhất trong đợt NCKH SV trước đó. Trong buổi gặp gỡ đó, giảng viên cũng sẽ kêu gọi và tập hợp các SV có mong muốn tham gia NCKH, sau đó phân bổ lại cho các giảng viên muốn hướng dẫn sinh viên NCKH.
Theo quan điểm cá nhân, các giảng viên không cần móc thời gian triễn khai, chỉ cần giảng viên có ý tưởng và muốn hướng dẫn, có thể tận dụng buổi học trên lớp để giới thiệu về ý tưởng NCKH của mình và kêu gọi SV tham gia.

2.2 Lựa chọn đề tài:
Như được đề cập ở trên, đa số các đề tài là do giảng viên lựa chọn mà không xuất phát từ ý tưởng của chính SV.
Theo quan điểm cá nhân, việc động viên các SV tìm ý tưởng nghiên cứu cần được khuyến khích, tuy nhiên việc này là khá khó so với trình độ và kiến thức của sinh viên. Ngoài ra, trong lĩnh vực kế toán kiểm toán còn khó khăn về việc tìm kiếm đề tài.
Việc lựa chọn đề tài không nhất thiết phải mới, lạ, mà chủ yếu tập trung vào những đề tài dễ hiểu, chủ yếu hướng dẫn cho sinh viên biết phương pháp NCKH.
Giảng viên nên tập chung vào những đề tài có thể đăng tạp chí khoa học. Đây sẽ là mục tiêu chính mà Khoa chúng ta hướng tới.
2.3 Tìm sinh viên thực hiện đề tài:
Việc tìm kiếm sinh viên tham gia NCKH sẽ từ hai kênh:
-       Giảng viên tự tìm kiếm trong quá trình giảng trên lớp (khuyến khích vì SV đã quen biết với giảng viên)
-       Giảng viên phụ trách NCKH sẽ giới thiệu
Tiêu chí trong việc tìm kiếm sinh viên vẫn sẽ do giảng viên quyết định, tuy nhiên do hoạt động NCKH SV của Khoa chưa mạnh, hiện tại chúng ta đang cần nhiều SV tham gia nên tiêu chí cũng nên được hạ thấp, khi nào hoạt động NCKH SV mạnh, chúng ta sẽ nâng tiêu chí lựa chọn lên.
Khuyến khích giảng viên lựa chọn nhóm NCKH là bạn bè của nhau, vì như thế các em sẽ dễ làm việc nhóm hơn.
Về vấn đề kiến thức về NCKH, đặc biệt là kiến thức về định lượng. Theo kế hoạch sắp tới, giảng viên phụ trách về NCKH SV sẽ có 1 – 2 buổi hướng dẫn chung cho các SV tham gia NCKH.
2.4 Tổ chức họp nhóm để hướng dẫn NCKH SV:
Việc tổ chức hợp nhóm cũng như lập ra kênh thông tin liên lác trong quá trình thực hiện hướng dẫn SV NCKH nên được thực hiện như sau:
-       Lập danh sách, trong đó ghi rõ họ tên, mã sinh viên, địa chỉ mail, số điện thoại và địa chỉ nhà.
-       Lập Group trên Facebook để thông báo và trao đổi với SV
-       Có thể tận dụng các buổi giảng để gặp SV (giờ giải lao, giờ nghỉ)
2.5 Bắt đầu hướng dẫn SV NCKH:
a)     Hướng dẫn tìm tài liệu:
Giảng viên sẽ hướng dẫn sơ qua về đề tài trước, sau đó yêu cầu các em tìm các bài báo (paper) đề tham khảo trong quá trình viết bài (ví dụ như trang google scholar).
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kinh nghiệm nên SV sẽ khó khăn trong khâu này. Do đó giảng viên nên tự tìm khoảng 10 – 12 bài báo (paper) mà mình cho rằng sát với đề tài và rõ ràng nhất cho sinh viên tham khảo (đặt biệt là những bài báo xuất bản gần nhất).
Giảng viên cũng nên tìm những bài tiếng việt để sinh viên tham khảo. Điều này rất có lợi vì giúp cho sinh viên dễ hiễu hơn và đặc biệt là hạn chế sinh viên “copy” các bài đó.
Từ nguồn tài liệu đó, SV có thể tự tìm các bài báo báo còn lại để phục vụ cho nghiên cứu của mình
b)     Đọc, dịch và tóm tắt các bài báo:
Đây là giai đoạn mà giảng viên cho sinh viên “ngấm” các tài liệu, từ đó định hình ra các công việc mà mình sẽ phải làm. Giai đoạn này giảng viên phân công cho các sinh viên trong nhóm một số bài báo và yêu cầu sinh viên thực hiện tuần tự như sau:
-       Đọc lướt qua các bài báo
-       Tìm thêm các bài báo có cùng ý tưởng với bài nghiên cứu của mình
-       Kinh nghiệm: tìm những bài báo có tần suất xuất hiện nhiều nhất
-       Khi đã có kha khá các bài báo, giảng viêng viêu cầu sinh viên tóm tắt các bài báo đó (tên tác giả, năm nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, lý thuyết sử dụng, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, giải thích kết quả nghiên cứu)
-       Yêu cầu đối với bài tóm tắt: văn phong, ngữ pháp và đặt biệt là phải hiểu thật rõ.
-        Sau khi hoàn thành gửi cho giảng viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa
c)      Lựa chọn mô hình:
Sau khi cho sinh viên đọc tài liệu và viếc tóm tắt các bài báo, giảng viên nên họp lại nhóm để quyết định một số vấn đề sau:
-       Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
-       Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-       Mô hình nghiên cứu (cách an toàn nhất là chọn mô hình của 1 tác giả)
-       Phương pháp thu thập số liệu
d)     Thu thập dự liệu:
Sau khi đã đối tượng, phạm vi và mô hình nghiên cứu, giảng viên sẽ hướng dẫn SV thu thập số liệu. Đây là giai đoạn mà theo đánh giá của các sinh viên khóa trước là khó khăn và vất vả nhất. Vấn đề này xuất phát từ nhiều lý do như: kinh nghiệm thu thập số liệu của sinh viên, số liệu không từ một nguồn và từ nhiều nguồn, số liệu không đồng nhất hoặc không có số liệu…Để giảm thiểu mức độ khó khăn và vất vả của công đoạn này, tôi xin đề xuất những lưu ý như sau:
-       Giảng viên cần đưa ra from mẫu để nhập liệu trên Excel và hướng dẫn chi tiết cách nhập liệu như thế nào.
-       Yêu cầu các sinh viên chỉnh lại trên máy tính của mình: phân cách ngàn là dấu phẩy, số thập phân là dấu chấm (chỉnh cả trong Excel lẫn Control panel)
-       Số liệu phải kín tất cả các ô, không thiếu bất kỳ ô nào (nếu không có thông tin thì bỏ luôn công ty đó)
-       Dữ liệu là số 0 thì phải nhập là số 0, không được bỏ trống (TH ko có số liệu thì bỏ trống)
-       Thêm 1 cột phụ ở tất cả các cột, thiết lập công thức cho cột phụ bằng cột chính cộng với 0, nếu kết quả ra bị lỗi ở ô nào, nghĩa là ô đó ở cột chính không phải là dữ liệu số.
-       Giảng viên phải luôn theo sát quá trình nhập liệu của sinh viên, thậm chí nếu cần thiết thì yêu cầu sinh viên gửi trước một vài số liệu để kiểm tra sự chính xác. Việc này là cần thiết vì số liệu sẽ quyết định đến chất lượng của kết quả nghiên cứu.
-       Cách kiểm tra dự liệu: giảng viên nên đưa thử số liệu vào các phần mềm định lượng, thông thường nếu dữ liệu đúng thì sẽ chạy được, nếu dữ liệu sai thì phần mềm sẽ thông báo.
e)      Làm sạch dữ liệu:
Đây là công đoạn quan trọng và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm do đó giảng viên nên thực hiện công đoạn này.
Ngoài ra, công đoạn này cũng giúp cho giảng viên có cái nhìn tổng quát về dự liệu nghiên cứu, phát hiện những dữ liệu bất thường và có khả năng do sai sót trong quá trình nhập liệu.
f)      Chạy mô hình và đọc kết quả nghiên cứu:
Đây là công đoạn mang tính thủ công, giảng viên nên chạy trước và xem sơ qua kết quả nghiên cứu sau đó tiến hành các bước kiểm định cũng như kiểm tra các khuyết tật của mô hình để hình dung được các bước tiếp theo phải thực hiện, sau đó giảng viên mới tổ chức họp nhóm nghiên cứu để giải thích và hướng dẫn cho sinh viên thực hiện.
Trong giai đoạn làm sạch dữ liệu và chạy thử mô hình (bước e và f) giảng viên nên yếu câu sinh viên nghiên cứu lại về những khái niệm cơ bản về thống kê, định lượng, mô hình hồi qui và kiểm định mô hình….
g)     Bắt đầu viết bài NCKH:
Sau khi thực hiện công đoạn trên, giảng viên tiến hành phân công cho các sinh viên phụ trách từng mảng của đề tài bắt đầu viết bài. Giảng viên cũng cần đưa ra bố cục của đề tài cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị (viết sau cùng)
Kinh nghiệm là nên đưa cho các sinh viên xem một bài mẫu NCKH SV khóa trước để tham khảo. Đặc biệt lưu ý sinh viên không được copy các tài liệu khác trong quá trình viết (giải thích thế nào là đạo văn: Quuyết định 569/QĐ-ĐHM). Nguồn tham khảo để viết bài đó là các bài dịch tóm tắt của sinh viên đã thực hiện ở bước 2 (bước b).
h)     Hoàn thiện bài viết
Giảng viên xem xét bài viết của sinh viên và kiểm ra tính hợp lý, logic của toàn bộ bài viết, góp ý chỉnh sửa hoặc yêu cầu bổ sung thêm nếu thấy cần thiết.
Sau khi hoàn thành chương 1,2,3,4 giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên viết chương 5. Đây là chương rất khó viết dưới góc nhìn của sinh viên vì các em còn thiếu nhiều kiến thức, do đó cần có sự hỗ trợ nhiều của giảng viên ở chương này.
3.      Thống nhất một số tiêu chuẩn về bài NCKH SV của Khoa Kế toán – Kiểm toán:

Vấn đề tiêu chuẩn đánh giá như đã trình bày ở phần trên là vấn đề cần phải được cải thiện. Do tiêu chuẩn đánh giá của Trường đưa ra còn chưa rõ ràng nên Khoa cần phải làm chi tiết hơn, cụ thể như sau:
3.1 Về bố cục của đề tài nghiên cứu:
Đề tài sẽ có bố cục như sau:
-       Chương 1: Giới thiệu tổng quan
-       Chương 2: Cơ sở lý thuyết
-       Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
-       Chương 4: Kết quả nghiên cứu
-       Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Về định dạng bài viết:
-       Bài nghiên cứu sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 line; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
-       Bài nghiên cứu được in trên 01 mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) từ 18.000 đến 25.000 từ, không kể phụ lục.
-       Các tiểu mục của bài nghiên cứu được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số dương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
-       Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương, ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ tư trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài Chính, 2015”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu và hình vẽ ghi phía trên bảng và hình vẽ. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
-       Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy này như minh họa ở Hình 4.1 sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng trang giấy. Cách làm này cũng để tránh bị đóng vào gáy của bài nghiên cứu phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
-       Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn bài nghiên cứu. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính thì phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu bài nghiên cứu. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên dưới lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).
-       Không lạm dụng việc viết tắt trong bài nghiên cứu. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài nghiên cứu. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề, không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong bài nghiên cứu. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu bài nghiên cứu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh sách các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu bài nghiên cứu.
-       Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bài nghiên cứu không được duyệt để bảo vệ.
-       Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm bài nghiên cứu nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp được người đọc theo mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
-       Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu.
-       Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn, nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm. khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.
-       Việc trích dẫn phải theo cách như sau:
Khi đề cập
Ví dụ
Ghi chú
Một tác giả
(John, 2008)
John (2008)
Theo John (2008),
John (2008) cho rằng ...
John (2008) chứng minh ...
John (2008) kết luận ...
..... (John, 2008).
Hai tác giả
(Mill và Hill, 2007)
Hơn 2 tác giả
(Lewis et al., 2004)
(Lewis và ctg., 2004)
Các công trình của các tác giả khác nhau
(Martin, 2005; Smith, 2007; Tô Thị Trang, 2006)
Tên theo thứ tự a,b,c
Các tác giả khác nhau cùng tên họ
(Lewis, H., 2007)
Thêm tên viết tắt
Các tác phẩm khác nhau cùng tác giả
(Evans, 2005; 2008)
Theo thứ tự năm tăng dần
Các ấn phẩm khác nhau cùng tác giả và cùng năm
(Vita, 2007a)
(Vita, 2007b)

Tác giả đề cập tham khảo tác giả khác mà bản gốc chưa được đọc
(Tim, 1985, trích bởi Nguyễn Thanh Quang, 2006)
(tham khảo thứ cấp)
Tác giả công ty/doanh nghiệp
(Công ty A, 2005)


3.2 Về tiêu chí đánh giá bài NCKH sinh viên:
STT
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
1
Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài
10
2
Mục tiêu đề tài
-       Trình bài rõ ràng ngay từ đầu bài nghiên cứu (chương 1)
-       Sự phù hợp giữa mục tiêu và tên đề tài nghiên cứu
-       Mục tiêu phải được giải quyết trong bài nghiên cứu
15
5

5
5
3
Phương pháp nghiên cứu
15
4
Nội dung khoa học
-       Tính hợp lý, logic của bài viết, bao gồm: lý thuyết nền, các nghiên cứu trước….
-       Văn phong, ngữ pháp
-       Mô hình nghiên cứu
-       Kiểm định, kiểm tra khuyết tật mô hình và giải pháp
-       Giải thích kết quả nghiên cứu và những kiến nghị
35
10

5
10
5
5
5
Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
-       Đề tài mới, lạ, có ít nghiên cứu trước ở Việt Nam
-       Đề tài có phát hiện mới, khắc phục được những nghiên cứu trước đó ở Việt Nam
-       Đề tài gần với lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tài chính
15

5
5

5
6
Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài
5
7
Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước)
5

Cộng
100

Lưu ý: nếu phát hiện đề tài nghiên cứu nào đạo văn thì sẽ không đánh giá đề tài đó, và được xem như là không hoàn thành đề tài nghiên cứu. Nếu cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu trừ điểm rèn luyện đối với nhóm sinh viên đó.

Đạo đức trong NCKH: chụp hình chạy phần mềm
3.  Kết luận
NCKH SV là hoạt động cần thiết và bổ ích nên cần được phát triễn trong tương lai. Việc đề ra những tiêu chuẩn cũng như qui trình hoạt động một cách hợp lý sẽ giúp cho SV và giảng viên tích cực tham gia và đóng góp vào thành tích hoạt động NCKH SV của Khoa kế toán kiểm toán.

4. Tài liệu tham khảo

-       Quyết định 569/QĐ-ĐHM ngày 6/4/2018, về việc ban hành về đạo văn các sản phẩm học thuật.
-       Quyết định 789/QĐ-ĐHM ngày 12/6/2017, về việc khen thưởng học bổng sinh viên có đề tài dạt giải cuộc thi “ sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Trường
-       Kế hoạch số 931/KH-ĐHM, ngày 10/7/2018, về việc triễn khai hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường.

No comments:

Post a Comment

Ứng dụng hóa đơn điện tử vào doanh nghiệp ở Việt Nam – góc nhìn từ các nhà cung cấp giải pháp phần mềm.

Ứng dụng hóa đơn điện tử vào doanh nghiệp ở Việt Nam – góc nhìn từ các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. TS. Vũ Quốc Thông Khoa Kế toán...