MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ
TOÁN – KIỂM TOÁN
Ths. Nguyễn
Thị Ngọc Điệp
Trường Đại học Mở TP.HCM
Tóm
tắt:
Nghiên cứu khoa học (NCKH)
là một hoạt động thiết thực và hữu ích cho sinh viên, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận làm quen và vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học; góp phần rèn luyện tư duy khoa học, khả năng phản biện. Tuy nhiên việc nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Kế toán Kiểm toán chưa được nhiều sinh viên quan tâm và chưa thực sự
đam mê với hoạt động này. Bài viết sẽ trình bày thực trạng phong trào NCKH của
sinh viên khoa Kế toán – kiểm toán nhằm đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh
phong trào NCKH cho sinh viên của khoa.
Từ
khóa: Nghiên cứu khoa học, sinh viên
|
- Đặt vấn đề:
Theo (Babbie, 1986)
thì nghiên cứu khoa học (NCKH) là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng
khoa học một cách có hệ thống. NCKH trong sinh viên nhằm “Nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước; phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc
lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên; góp phần tạo ra
tri thức, sản phẩm mới cho xã hội” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012).
Các trường đại học ngày càng quan tâm phát triển, khuyến khích các sinh viên
tham gia NCKH. Thông qua hoạt động này sẽ giúp cho sinh viên trải nghiệm từ lý
thuyết đến thực tiễn, rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi
dưỡng kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với công tác đào tạo của
Nhà trường, NCKH giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên từng bước hoàn thiện kiến thức, tiếp
cận các vấn đề khoa học một cách thuận lợi hơn. Kết quả nghiên cứu khoa học trở
thành tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp hạng của các trường đại học.
Tuy nhiên, không
phải sinh viên nào cũng hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: trình độ của sinh viên tham gia nghiên
cứu, đề tài nghiên cứu chưa phù hợp, giảng viên hướng dẫn, môi trường nghiên cứu
khoa học, khả năng tiếp cận tài liệu, lịch trình học tập…. Mặc dù Khoa kế toán
Kiểm toán đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút sinh viên đến với nghiên cứu khoa
học, khơi dậy trong lực lượng trí thức trẻ tuổi hùng hậu này sự đam mê tìm tòi,
khám phá, sáng tạo ra những công trình khoa học mới nhưng những hoạt động này
chưa thực sự thu hút được sự tham gia của sinh viên và chất lượng còn chưa cao.
Chính vì vậy bài nghiên cứu này tác giả trình bay các tồn tại liên quan việc
nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm gợi ý một số giải pháp đẩy mạnh phong
trào nghiên cứu này.
- Thực trạng nghiên cứu khoa học của
sinh viên khoa Kế toán Kiểm toán
2.1
Tình
hình nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Kế toán Kiểm toán hiện nay
a.
Số lượng sinh viên tham
gia và hoàn thành NCKH
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
|
|||||||
NĂM HỌC
|
TỔNG SỐ SINH VIÊN
|
ĐĂNG KÝ THAM GIA
|
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
|
TỶ LỆ PHẦN TRĂM SINH VIÊN THAM GIA NCKH
|
TỶ LỆ PHẦN TRĂM HOÀN THÀNH
|
||
SỐ LƯỢNG NHÓM
|
SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN
|
SỐ LƯỢNG NHÓM
|
SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN
|
||||
2016-2017
|
886
|
6
|
32
|
4
|
22
|
4%
|
67%
|
2017-2018
|
772
|
6
|
25
|
6
|
25
|
3%
|
100%
|
Bảng
1: Số lượng sinh viên tham gia NCKH cấp trường năm học 2017 - 2018
Căn cứ vào bảng 1, sinh viên tham gia
nghiên cứu qua 2 năm học 2016 – 2017 và 2017 -2018 khá khiêm tốn, chiếm tỷ lệ từ
3% đến 4%. Sinh viên chưa thực sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc
sinh viên của khoa bỏ cuộc giữa chừng là khá phổ biến. Số nhóm tham gia năm
2016 – 2017 bỏ cuộc giữa chừng chiếm tỷ lệ 33%. Năm 2017-2018, số nhóm hoàn
thành gia tang, chiếm tỷ trọng 100%.
b.
Số lượng đề tài nghiên cứu
khoa học đạt giải cấp trường
Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đạt
giải cấp trường
|
|||||
Năm học 2017 - 2018
|
|||||
|
Giải nhất
|
Giải nhì
|
Giải ba
|
Giải khuyến khích
|
Tổng cộng
|
Khoa
kế toán Kiểm toán
|
2
|
1
|
1
|
2
|
6
|
Toàn
trường
|
31
|
26
|
24
|
12
|
93
|
Tỷ
lệ đề tài NCKH đạt giải
|
6%
|
4%
|
4%
|
17%
|
6%
|
Bảng
2: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên đạt giải cấp trường năm học 2017 - 2018
Tỷ lệ đề tài của khoa Kế toán Kiểm
toán tham gia và đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp trường chiếm tỷ lệ 6%
so với tổng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên toàn trường. Rõ
ràng số lượng đề tài khá ít ỏi, sinh viên chưa có hứng thú đến hoạt động này.
c.
Nhận thức của sinh viên về
tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

Hình 1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của
hoạt động NCKH
Chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa
học phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Tuy nhiên kết quả khảo sát về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của
hoạt động NCKH của 131 sinh viên khoa Kế toán Kiểm toán cho thấy rằng hoạt động
nghiên cứu khoa học rất quan trọng chỉ chiếm tỷ trọng 4,6 %, quan trọng là 9,9
%, ít quan trọng là 32,1 %, không quan trọng là 18,3 %, và 35,1% sinh viên vẫn
chưa xác định rõ thế nào là hoạt động nghiên cứu khoa học nên vẫn chưa đánh giá
được tầm quan trọng của nó. Từ kết quả trên cho thấy sinh viên khoa Kế toán Kiểm
toán chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học vì
vậy sinh viên chưa tích cực tham gia vào hoạt động này.
d.
Các hình thức tham gia
nghiên cứu khoa học

Hình 2: Các hình thức tham gia NCKH
Khoa Kế toán đã đa dạng các hình thức
nghiên cứu khoa học như: sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, trường, tổ chức
hội thảo khoa học … nhằm thu hút sinh viên của Khoa tham gia nghiên cứu khoa học,
khích lệ sự sáng tạo và năng động trong bước đầu làm quen với nghiên cứu. Theo
kết quả khảo sát cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay chưa
thu hút được sinh viên. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường chỉ
chiếm 10,7%; sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa chỉ chiếm 3,8%,
tham gia hội thảo khoa học chiếm 0,8% và 84,7% sinh viên chưa bao giờ tham gia,
đặc biệt là hoạt động tham gia hội thảo khoa học thì rất ít sinh viên tham gia.
2.2 Những
tồn tại trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
·
Khoa chưa tạo được động lực
để sinh viên hứng thú tham gia nghiên cứu, chẳng hạn như chưa có cuộc thi riêng
do Khoa tổ chức để sinh viên tham gia đăng ký viết đề cương nghiên cứu, cuộc
thi cho những ý tưởng nghiên cứu hay, sáng tạo liên quan đến ứng dụng chuyên
ngành, …
·
Trong các buổi hội thảo,
tọa đàm cấp Khoa, sinh viên chưa tham dự và tham gia viết bài.
·
Phần lớn sinh viên chưa nắm
vững phương pháp NCKH, còn khá mơ hồ trong nghiên cứu (từ việc hình thành ý tưởng
nghiên cứu, cho đến việc xây dựng đề cương nghiên cứu, cách tìm tài liệu liên
quan, cách trình bày bài nghiên cứu, …)
·
Khả năng tiếp cận tài liệu
và đọc hiểu các tài liệu nước ngoài thấp.
·
Sinh viên của Khoa phần lớn
chưa nắm vững cách chạy các phầm mềm trong nghiên cứu định lượng (như SPSS,
EVIEW, …).
·
Số lượng nhóm sinh viên
đăng ký giảng viên của khoa hướng dẫn các đề tài còn rất ít ỏi.
·
Sự phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm chưa tốt dẫn đến các nhóm không hoàn thành đề tài đúng tiến
độ hoặc không nghiệm thu đề tài.
·
Các công trình NCKH của
sinh viên ít liên quan đến chuyên ngành.
·
Với chương trình đào tạo của
khoa hiện nay, sinh viên phải miệt mài lên lớp nghe giảng, ôn bài, làm bài kiểm
tra, tiểu luận, bài thi, khóa luận… Với cách đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả
thi kết thúc môn học thì sinh viên phải giành toàn lực cho các môn học để có được
kết quả học tập tốt. Vì vậy sinh viên thụ động trong việc nghiên cứu khoa học.
·
Tỉ lệ sinh viên/giảng
viên còn khá cao nên giảng viên phải mất rất nhiều thời gian cho công tác giảng
dạy. Nhiều giảng viên vẫn còn đảm nhiệm nhiều môn học nên không có nhiều thời
gian hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiệm vụ này.
·
Sinh viên khó có thể tự
mình xác định nội dung nghiên cứu cũng như hiểu được cách viết một báo cáo khoa
học phải như thế nào nếu không có sự hỗ trợ từ phía giảng viên. Ngoài ra, giảng
viên hướng dẫn vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu khoa học.
·
Sinh viên chưa được tiếp
xúc với các nhóm đã từng đạt giải trong các kì NCKH trước để được chia sẽ kinh
nghiệm.
- Kiến nghị:
a. Khoa
Kế toán Kiểm toán
·
Câu lạc bộ của Khoa nên đẩy
mạnh hơn nữa về NCKH bằng việc tổ chức các cuộc thi viết đề cương nghiên cứu
hay, ý tưởng sáng tạo. Sau cuộc thi này Khoa có thể chọn ra các đề cương đạt
yêu cầu để tiến hành nghiên cứu thực tế. Bên cạnh đó, câu lạc bộ có thể buổi gặp
gỡ, giao lưu với các những nhóm đã từng tham gia nghiên cứu và đạt giải để được
chia sẻ kinh nghiệm và khó khăn thực tế khi làm nghiên cứu.
·
Cung cấp đề tài có thể thực
hiện, phù hợp với khả năng của sinh viên từng khóa
·
Hướng dẫn sinh viên những
quy định trong nghiên cứu khoa học: cách thức bố cục, trình bày, trích dẫn tài
liệu tham khảo, phương pháp nghiên cứu và tìm kiếm thông tin
·
Khuyến khích sự hợp tác
giữa sinh viên các khóa, ngành để thực hiện một đề tài NCKH.
·
Hỗ trợ sinh viên trong việc
tra cứu tài liệu.
·
Cần khuyến khích, tạo động
lực cho sinh viên tham gia tích cực những hoạt động nghiên cứu khoa học một
cách tự nguyện, thích thú chứ không mang tính bắt buộc thông qua việc biểu
dương thành tích, khen thưởng tại các cuộc thi, các cuộc hội thảo nghiên cứu
khoa học ở các cấp.
·
Tổ chức thường xuyên các
khóa học về phương pháp nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên.
·
Tổng kết nghiên cứu khoa
học cấp khoa hàng năm nhằm giúp sinh viên đã đạt giải và sinh viên có ý định
nghiên cứu giữa các khóa giao lưu và chia sẽ lẫn nhau về kinh nghiệm NCKH.
b. Giảng
viên hướng dẫn
·
Thay đổi nhận thức của
sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Giảng viên hướng
dẫn cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời hướng dẫn
từng bước thực hiện nghiên cứu như thế nào, cần định hướng cho sinh viên lựa chọn
những đề tài phù hợp với thực tiễn, trình độ kiến thức và phù hợp với ngành được
đào tạo để sinh viên thấy rằng đây không phải là một công việc quá khó và mình
hoàn toàn có thể làm được.
·
Định hướng cho sinh viên
lựa chọn các đề tài phù hợp với sinh viên từng khóa.
·
Luôn trau dồi kỹ năng và
phương pháp NCKH. Giảng viên khi được phân công hướng dẫn cần phát huy tốt tinh
thần trách nhiệm. Khi hướng dẫn nghiên cứu, cần có phương pháp phù hợp mang
tính định hướng, gợi mở, không chỉ đơn thuần hướng dẫn nội dung mà làm sao phải
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, trách nhiệm,
phương pháp và kỹ năng NCKH cho sinh viên.
c.
Sinh viên
·
Cần chủ động hơn trong
nghiên cứu, mạnh dạn trao đổi với giảng viên về ý tưởng nghiên cứu và những thắc
mắc liên quan, chủ động trong việc tìm hiểu các phương pháp và phương tiện
nghiên cứu.
·
Tăng cường tham gia các
buổi học, hội thảo hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong sinh viên
do Khoa, trường tổ chức.
·
Cần lựa chọn được nhóm
phù hợp và từ đó thảo luận, tìm ra được một đề tài phù hợp.
Tài
liệu tham khảo
1.
Babbie, E.
(1986). Practice of sodai research. In: Belmont, CA.
2.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012).
Thông tư 12/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2012 về việc ban hành Quy chế về
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học, học viện và cao đẳng.
No comments:
Post a Comment